Kết quả tìm kiếm cho "mâm cỗ xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 511
Hè về, bắt đầu vào mùa mưa, một trong số trái cây dân dã được người ta nhắc tới, không thể thiếu trái trâm ở vùng Bảy Núi. Vị ngọt xen lẫn chua chát của trâm không chỉ là câu chuyện của tuổi thơ của các thế hệ, mà đã chuyển sang góc nhìn về giá trị kinh tế cho nhiều người dân.
Ở quê tôi, nếp không chỉ là lương thực, mà là một phần ký ức. Từ nếp mà thành bánh tét, bánh ít, bánh tro... Cũng từ nếp mà có gói xôi, thứ quà sáng mộc mạc gắn bó với tuổi thơ của tôi và bao đứa trẻ nông thôn.
Ở An Giang, rất dễ nhìn thấy “chợ di động”. Chúng là những chiếc xe đẩy và xuồng ghe chở đầy ắp hàng hóa, đồ ăn rong ruổi khắp ngõ xóm, kênh rạch, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân.
Tinh thần quật cường năm xưa vẫn đang chảy trong từng mạch nguồn phát triển, đưa Côn Đảo bước vào một hành trình mới-hành trình của hòa bình, thịnh vượng và khát vọng vươn xa.
Mùa lúa chín, trên những cánh đồng bát ngát in dấu chân của người chăn vịt. Quanh năm, họ lấy bờ đê làm nhà tạm bợ, ruộng đồng làm nơi mưu sinh, phiêu bạt khắp nơi theo đàn vịt.
Kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày dịp 30/4 và 1/5, bạn đã dự định đi đâu chưa? Hãy đến An Giang để cùng nhau “check-in” khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn huyền bí, di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh tín ngưỡng có kiến trúc độc đáo; thưởng thức rất nhiều đặc sản vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Tháng Ba âm lịch luôn mang đến những âm ba, sắc màu tươi mới. Đó là tiếng chim líu lo chuyền cành mỗi sớm; là màu nắng, màu lá, màu hoa; là những hương vị vừa quen, vừa lạ. Bởi thế tháng Ba không chỉ mang đến cảm xúc hân hoan mà còn đánh thức những khắc khoải, đợi mong, gọi về hoài niệm những ngày tháng cũ...
Tháng 3 khép lại để chào đón mùa hè rực rỡ, bầu trời cao và xanh hơn, nắng gắt trải khắp các cung đường rợp sắc hoa. Những khoảnh khắc đẹp này chỉ hiện hữu trong thời gian ngắn, nhưng cũng đủ để lòng người thêm yêu đời, tràn đầy năng lượng. Đâu đó những ký ức tuổi thơ lại ùa về, được nhiều người ôn lại, với những trò chơi, những món ngon dân dã… vương vấn mãi.
Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Vùng quê Nga Sơn (Thanh Hóa) - một miền quê “cổ tích”, nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng gắn với sự tích Mai An Tiêm, Từ Thức gặp Giáng Hương, chùa Tiên xứ Phật cõi trần, động Trúc Sơn, cửa Thần Phù, núi Bia Thần.... Tuy nhiên, nguồn thu từ du lịch của Nga Sơn còn khá mờ nhạt. Cần làm gì để đánh thức miền quê “cổ tích” ấy?